Giải đáp ý nghĩa bát hương rồng 4 móng và rồng 5 móng?

Mục lục

 Từ quan niệm truyền thống từ lâu đời của người Việt, biểu tượng con rồng thường được sử dụng để chạm khắc lên các món đồ thờ gốm sứ đặc biệt là bát hương. Tuy vậy bạn có thể thấy rồng 4 móng và rồng 5 móng. Vậy điểm khác biệt giữa hai loại rồng này là gì và loại nào thì phù hợp cho bạn. Hãy cùng Cửa hàng Gốm Sứ Duyên Việt tìm hiểu ngay sau đây. 

Ý nghĩa bát hương rồng 4 móng

Ý nghĩa biểu tượng Rồng trong nền văn hóa Việt

Từ hàng ngàn năm nay, rồng là vật tổ linh thiêng trong tâm thức của người châu Á nói chung và người Việt nói riêng. Rồng là loài vật có thể sống ở mọi điều kiện môi trường sống, vừa có thể bay trên trời, đi dưới mặt đất, và bơi dưới nước. Vì thế Rồng mang trong mình năng lượng của cả đất trời, của sự cân bằng  Âm Dương. Rồng còn là hình tượng cho quyền uy của bậc đế vương thời quân chủ, thể hiện sự oai hùng và sức mạnh của hoàng đế. 

Ý nghĩa bát hương rồng

Chúng ta thường bắt gặp rồng ở kiến trúc của các không gian tín ngưỡng như đền, miếu, đình, chùa hay trong lăng tẩm của vua chúa thời xưa. 

Hình ảnh rồng mà chúng ta được biết đến là là con vật có đầu của hổ, sừng của hươu, mắt của thỏ, tai của bò, có vảy như rắn, bụng của ếch, vây của cá chép, bàn chân của mãnh hổ, móng sắc của chim ưng”. Thân rồng uốn lượn theo 12 khúc – được cho là đại diện 12 tháng trong năm. Miệng Rồng thường được ngậm viên minh châu, tượng trưng cho sự thông thái, sáng suốt của một vị thần. Nét mặt rộng lúc nào cũng thể hiện sự thoải mái, tượng trưng cho tinh thần trạng thái vui vẻ, thể hiện sức mạnh tinh thần luôn luôn hướng đến những điều tốt đẹp trong cuộc sống. 

Rồng trong văn hóa Việt Nam đi cùng với truyền thuyết “con Rồng cháu tiên”. Lạc Long Quân và Âu cơ hạ sinh bọc trăm trứng rồng, nở ra 100 người co thông minh tài giỏi, anh hùng kiệt xuất, đi thống lĩnh cai quản tứ phương. Vì vậy, người dân Việt luôn nhắc đến rồng với thái độ tôn nghiêm, rồng chính là cội nguồn của con dân Đại Việt. 

Biểu tượng rồng sau này được mở rộng sử dụng rộng rãi bởi người dân châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng chứ không chỉ dành riêng cho hoàng đế nữa. Lúc này, rồng được xếp đứng đầu trong Tứ linh “Long, Lân, Quy, Phụng”. Những vị thần có sức mạnh luôn bảo vệ, che chở cho nhân loại khỏi tai ương. Hình ảnh của Tứ linh nói chung hay rồng nói riêng được cho là sẽ đem đến may mắn tài lộc, may mắn cho mỗi gia đình Việt. 

Biểu tượng rồng trong văn hóa thờ cúng Việt Nam 

Thờ cúng là phong tục tín ngưỡng được lưu truyền ngàn đời nay của người Việt. Cúng bái, thờ phụng tổ tiên thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn của con cháu đời sau. Đây cũng là cơ hội để mỗi người nói lên những nguyện ước của mình và cầu an lành, may mắn đến với mình. 

Ý nghĩa rồng trong văn hóa thờ cúng

Trong tập tục thờ cúng truyền thống, ngoài các nghi thức cần được thực hiện một cách cẩn thận, chu đáo, thì khu vực ban thờ cũng cần được chuẩn bị đầy đủ đồ thờ cúng tươm tất cũng vô cùng quan trọng.  Bộ đồ thờ cúng phù hợp giúp không gian thờ trở nên sang trọng, tôn nghiêm. Hình ảnh rồng – linh vật thiêng liêng thường được đưa vào trong thiết kế của đồ thờ cúng. Rồng được cho là sẽ mang đến sức mạnh để phù trợ, trấn trạch, xua đuổi tà ma ảnh hưởng đến gia chủ.

Ý nghĩa Rồng 4 móng và rồng 5 móng

Thật không khó để bạn có thể thấy những đồ thờ cúng có họa tiết rồng được sản xuất và bán rộng rãi trẻn thị trường hiện nay. Điều khiến rất nhiều người thắc mắc đó là có 2 hình ảnh rồng được tái hiện trên những món đồ này: rồng 4 móng và rồng 5 móng. 

Hình tượng rồng được sử dụng rộng rãi, tuy vậy nhà nước phong kiến vẫn có những quy chuẩn khá chặt chẽ cho việc này. Từ thời nhà Lê – Trịnh đến thời nhà Nguyễn, hình ảnh rồng 5 móng là tượng trưng cho nhà vua và thế tử. Điều này có nghĩa là chỉ có vua và thái tử mới được dùng biểu tượng rồng 5 móng. Còn lại các nhị, tam, tứ hoàng tử chỉ được dùng hình ảnh rồng 4 móng; từ ngũ hoàng tử trở xuống chỉ được phép dùng hình ảnh rồng 3 móng. Nhân dân cũng chỉ được sử dụng hình tượng rồng 4 hoặc 3 móng. Con rồng trang trí trong các đình chùa cũng thường chỉ có 4 móng. 

Ý nghĩa rồng 4 móng và rồng 5 móng

Trên đồ thờ cúng, đặc biệt là bát hương ở các nơi như đình, chùa, miếu… và bàn thờ gia tiên, đều có vẽ Rồng. Vẫn theo quan niệm  trên, đồ thờ vẽ rồng 5 móng tượng trưng cho Thiên tử. Đây là hình ảnh rồng độc quyền cho hình ảnh và sức mạnh tối cao của vua chúa. Rồng được miêu tả có 5 móng  được coi là độc quyền của nhà vua, là biểu tượng cho quyền hành tối cao của vua chúa. Dù cho bây giờ xã hội đã hiện đại và không còn phân biệt giai cấp nữa nhưng quan niệm để đồ thờ cúng có hình rồng 5 móng cho bàn thờ gia tiên vẫn không được phù hợp. Vì nhà thờ họ hay ban thờ gia tiên, nơi để tưởng nhớ đến ông bà tổ tiên, không phải là nơi thể hiện tính quyền lực rất ít sử dụng hình tượng rồng 5 móng. Rồng 4 trong nhân dân được coi là một vị thần cai quản đời sống tâm linh của gia chủ và đồng thời đem đến sức mạnh, may mắn cho người sơ hữu nó. 

Giới thiệu nơi mua đồ thờ cúng có họa tiết rồng 4 móng và 5 móng

Hình ảnh rồng được vẽ, chạm khắc trên nhiều đồ thờ cúng với các chất liệu khác nhau. Tuy vậy, hình ảnh rồng được tái hiện một cách sinh động nhất là trên đồ thờ cúng bằng gốm sứ. Đi qua bàn tay của những nghệ nhân và quy trình sản xuất đạt chuẩn, hình ảnh rồng 4 món hiện lên trên lớp men tráng bóng  được xem là biểu tượng cho sự thịnh vượng và may mắn cho gia chủ. 

Bát hương rồng 4 móng và 5 móng
Bát hương rồng vẽ tay

Nếu bạn đang tìm một cửa hàng để mua được những món đồ cúng với chất  lượng tốt? Đừng ngần ngại ghé thăm cửa hàng Gốm Đại Việt tại làng nghề truyền thống Bát Tràng, Hà Nội. Hoặc truy cập vào website: gomdaiviet.vn và liên hê để có thêm tư vấn. Gốm Đại Việt cam kết đem đến cho bạn những món đồ thờ cúng có họa tiết rồng 4 móng tốt nhất với mức chi phí hợp lý nhất.