Cách Viết Sớ Cúng Giao Thừa Chuẩn Nhất Bạn nên Biết!

Mục lục

Giao thừa được biết đến là thời khắc linh thiêng và quan trọng của một năm. Bởi đây chính là lúc chuyển giao giữa một năm cũ và là một sự khởi đầu của năm mới. Thế nên, trong thời khắc linh thiêng này thì việc thờ cúng giao thừa có ý nghĩa vô cùng quan trọng nhằm cầu mong sự an yên, may mắn, hạnh phúc. Tuy nhiên, có nhiều người vẫn băn khoăn không biết cần chuẩn bị trong lễ cúng giao thừa? Các phong tục cần làm trong lễ giao thừa? Cách viết sớ cúng giao thừa như thế nào? Nếu như bạn đang quan tâm đến những vấn đề này thì hãy tìm lời giải đáp ngay dưới bài viết của Gốm Sứ Duyên Việt nhé!

Cách Viết Sớ Cúng Giao Thừa Chuẩn Nhất

Tìm hiểu về giao thừa là gì? Ý nghĩa của giao thừa như thế nào?

Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng được nhắc đến nhiều về cụm từ giao thừa. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm bắt rõ được nghĩa của giao thừa là gì? Giao thừa là thời điểm nào trong năm?

Giao thừa được hiểu đơn giản là thời khắc khi đồng hồ điểm đến 0 giờ, 0 phút, 0 giây (12h đêm. Giao thừa sẽ được tính bắt đầu từ 11 giờ đêm 30 sang đến 1 giờ sáng mùng 1 tết ( âm lịch). Đây được xem là thời khắc vô cùng quan trọng, linh thiêng của một năm. Là thời gian kết thúc của một năm cũ và để chào đón sự chuyển giao của một năm mới. 

Giao thừa là gì?

Theo đó, mọi thành viên trong gia đình thường sẽ quây quần bên nhau để cùng sum họp, cùng đón giao thừa và thực hiện nghi lễ thờ cúng, thắp hương cho tổ tiên. Mọi người sẽ thờ cúng để cầu mong cho một năm mới có nhiều sức khỏe, may mắn, thành công, an yên.

Đối với thời khắc giao thừa này thì đem đến ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với mỗi con người. Đầu tiên, có thể xem đây chính là lúc để mỗi con người có thể trút bỏ lại hết những xui xẻo, buồn phiền, lo âu, thất bại của một năm cũ để có thể bắt đầu cho một năm mới với những khởi đầu mới. Bên cạnh đó, giao thừa chính là thời khắc quan trọng để các thành viên trong gia đình để cùng ngồi bên nhau hàn huyên, sum họp và chúc nhau mọi điều mọi điều tốt đẹp. Bởi nhiều người sẽ đi làm, đi học xa quê chỉ có dịp tết mới được đoàn tụ cùng nhau.

Cần làm gì trong đêm giao thừa để có được may mắn

Như vậy có thể thấy, lễ giao thừa có ý nghĩa rất quan trọng đối với mỗi chúng ta. Nó là một phong tục truyền thống, nét đẹp văn hóa của người Việt vẫn được lưu truyền qua bao thời kỳ. Vậy trong đêm giao thừa thì cần chuẩn bị gì chính là điều mà nhiều người quan tâm. Cụ thể những việc cần làm ngay trong đêm giao thừa để có được một năm thuận lợi, may mắn như sau:

Thực hiện lễ cúng giao thừa

Việc đầu tiên cần phải thực hiện trong thời khắc giao thừa chính là cúng giao thừa. Đối với mỗi vùng miền, phong tục từng địa phương khác nhau nên lễ cúng giao thừa cũng có sự khác nhau. Thường thì gia chủ sẽ bắt đầu thực hiện lễ cúng giao thừa ngay vào thời khắc 0 giờ ngày mùng 1 tết. 

Thực hiện lễ cúng giao thừa

Theo đó, gia chủ sẽ thắp hương, thực hiện khấn vái với trời đất, tổ tiên, các vị thần vì đã có công ơn phù hộ cho con cháu trong một năm qua. Tiếp đến gia chủ cũng sẽ mời tổ tiên, các vị thần cùng về ăn tết với gia đình và sẽ cầu xin bề trên sẽ phù hộ, ban phước cho con cháu có một năm mới an lành, hạnh phúc và may mắn hơn.

Đi hái lộc

Trong đêm giao thừa này thì phong tục của nhiều nơi vẫn thực hiện là đi hái lộc. Đối với những ai thường đi đến đình, miếu, đền, chùa trong đêm giao thừa thì đều hái lộc về nhà. Lộc có thể là những đóa hoa, cành cây, chiếc lá, hương thơm… Tuy nhiên, nếu bẻ cây, hái hoa ở những nơi linh thiêng này thì không được khuyến khích thực hiện.

Theo đó, thay vì bẻ cây, hái hoa thì gia chủ có thể thực hiện hái lộc về nhà bằng cách mua muối. Bởi theo quan niệm của ông bà ta cho biết, muối có ý nghĩa giúp xua đuổi tà ma, giúp trừ vận khí xấu, có thể làm gắn kết thêm mối quan hệ gắn bó hơn của các thành viên trong gia đình.

Đi hái lộc

Bên cạnh đó, gia chủ có thể hái lộc trực tiếp ngay tại nhà của mình. Hầu hết những gia đình làm công việc kinh doanh, buôn bán thì đều thực hiện xin lộc đầu năm bằng việc đốt một nắm hương hay một cây hương lớn ở trước bàn thờ gia tiên. Sau đó hương được đem đi cắm tại bát hương trên bàn thờ tổ tiên tiên hoặc ở các ban thờ Thần Tài – Thổ Công của gia đình.

Hướng khởi hành phong thủy

Cũng theo quan niệm của ông bà ta, mỗi một tuổi sẽ có một hướng phong thủy phù hợp riêng với mỗi người chúng ta. Hướng xuất hành đầu năm phù hợp thì sẽ giúp bạn có được một năm với nhiều sự thành công, may mắn, mọi công việc làm ăn đều thuận lợi. Thế nên, khi thực hiện nghi lễ cúng giao thừa xong thì gia chủ nên xem ngày, xem giờ hợp với tuổi của mình để có thể khởi hành tốt nhất.

Thực hiện xông nhà

Một tập tục quan trọng và không thể thiếu trong đêm giao thừa phải kể đến là xông nhà. Đây là một phong tục được lưu truyền qua bao năm tháng và được nhiều người coi trọng. Theo đó, người đầu tiên bước vào nhà của bạn trong một năm mới được xem là người xông nhà cho gia đình của bạn. Thông thường, việc xông nhà sẽ được gia chủ chọn người có tuổi phù hợp với gia chủ để nhờ đến xông nhà. Cũng có nhiều nơi thì việc xông nhà là ngẫu nhiên.

Thực hiện xông nhà

Với việc chọn người có độ tuổi xông nhà phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng. Nếu như chọn được người có độ tuổi xông nhà phù hợp thì có thể giúp cho họ có một năm may mắn, thuận lợi, thành công, hạnh phúc. Đặc biệt những gia đình làm nghề kinh doanh buôn bán thì rất coi trọng vấn đề này.

Chúc tết nhau

Ngay sau thời khắc giao thừa thì người người, nhà nhà sẽ thực hiện chúc tết cho những người thân, bạn bè… Trong thời khắc chuyển giao của năm mới này, họ luôn dành những lời chúc tết tốt đẹp nhất đến mọi người. Với những lời chúc này hy vọng người được chúc sẽ có một năm được vui vẻ, hạnh phúc, may mắn, thành công hơn.

Mừng tuổi ( lì xì)

Thêm một phong tục không thể thiếu trong ngày tết chính là lì xì, mừng tuổi cho nhau. Thông thường mọi người sẽ bỏ vào phong bao lì xì một số tiền để có thể đi mừng tuổi. Thường người lớn sẽ mừng tuổi cho trẻ nhỏ kèm theo lời chúc cho trẻ được khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn và chăm ngoan. Con cháu cũng thường mừng tuổi cho bố mẹ, ông bà để cầu mong cho ông bà cha mẹ có thể sống lâu sống khỏe cùng con cháu.

Đối với tiền mừng tuổi, lì xì này thì có ý nghĩa sự tượng trưng. Thế nên cho dù tiền trong bao lì xì nhiều hay ít đều không quan trọng, chỉ cần sự chân thành và tấm lòng của người mừng tuổi cùng những lời chúc tốt đẹp là người nhận đã vui vẻ, hạnh phúc.

Hướng dẫn cách viết sớ cúng giao thừa

Như vậy bạn có thể biết được những việc cần thiết phải làm trong ngày lễ giao thừa. Khi thực hiện nghi lễ thờ cúng giao thừa thì cần có văn sớ để thờ cúng. Tuy nhiên, có nhiều người quan tâm không biết cách viết sớ cúng giao thừa như thế nào thì đúng. 

Hướng dẫn cách viết sớ cúng giao thừa

Gia chủ có thể nhờ các sư thầy, nhà nho, người hiểu biết về chữ Hán, chữ nho để viết sớ cúng giao thừa cho. Đồng thời, bạn cũng có thể tự mua sớ cúng giao thừa ở chùa, ở các cửa hàng bán đồ thờ cúng. Chỉ cần bạn điền thêm những thông tin cần thiết về gia chủ là được.

Mâm lễ cúng giao thừa gồm những gì?

Để có thể thờ cúng trong ngày giao thừa thì không thể thiếu đi mâm lễ cúng. Thường sẽ có hai mâm lễ cúng là cúng trong nhà và cúng ngoài trời. Mỗi loại mâm lễ cúng này đều cần chuẩn bị đầy đủ, tươm tất. Tuy nhiên, cũng tùy vào phong tục của từng nơi mà mâm lễ cúng thường được chuẩn bị khác nhau. 

Mâm cơm cúng giao thừa cần những gì?

Đối với mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời

Thông thường gia chủ phải chuẩn bị mâm cơm cúng ngoài trời cho các vị thần. Mỗi nơi sẽ có những phong tục và cách chuẩn bị những mâm cỗ cúng khác nhau. Bạn có thể chuẩn bị những mâm cỗ cúng bao gồm các món phổ biến như sau:

  • Bánh chưng
  • Gà luộc nguyên con
  • Giò, chả
  • Xôi gấc
  • Hương, hoa, nến
  • Rượu, chè, nước trắng

Đối với mâm cơm cúng giao thừa trong nhà

Đối với mâm cơm cúng giao thừa trong nhà

Cũng như mâm cơm cúng ngoài trời, mâm cơm cúng phải tươm tất, đầy đủ. Thường mâm cơm cúng trong nhà sẽ được chuẩn bị cho gia tiên. Cụ thể mâm cơm cúng trong nhà thường bao gồm các món như sau:

  • Một đĩa hoa quả ( ngũ quả )
  • Đèn thờ
  • Bánh kẹo, trà
  • Trầu cau
  • Hương hoa
  • Vàng mã

Thông thường, mâm lễ cúng ở bàn thờ gia tiên sẽ được trưng bày từ đêm giao thừa cho đến khi hết ngày mùng 3. Sau khi làm lễ xong thì gia chủ có thể bắt đầu hạ lễ và hóa vàng.

Với những thông tin chia sẻ trên đây có thể giúp bạn đọc nắm bắt được ý nghĩa của giao thừa là gì? Cách viết sớ cúng giao thừa chuẩn nhất. Đồng thời bạn có thể biết được những phong tục, lễ nghi cần thực hiện trong đêm giao thừa để đem lại điều may mắn, thuận lợi cho gia chủ. Đặc biệt, đối với việc thờ cúng tổ tiên, các vị thần thì không thể thiếu đi những vật phẩm thờ cúng như: bát hương, lọ hoa, mâm bồng, đèn thờ, kỷ chén… Vậy nếu như bạn có nhu cầu thay mới đồ thờ thì hãy tham khảo các sản phẩm tại Gốm Đại Việt. Các sản phẩm đạt chuẩn gốm Bát Tràng với chất lượng tốt, mẫu mã đẹp mà giá phải chăng.